NGUYÊN NHÂN GÂY CẬN THỊ, LOẠN THỊ Ở TRẺ

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị cận thị, loạn thị ngày càng gia tăng, trong số đó thì đối tường mắc là trẻ em dưới 10 tuổi có xu hướng tăng mạnh.

Mỗi ngày trung bình có khoảng hơn 150 ca là trẻ em đến bệnh viện mắt Trung ương để khám về tật khúc xạ. Nếu phát hiện sớm để điều trị và ngăn ngừa thì bệnh sẽ ổn định và không có biến chứng. Bởi vì, nếu cận thị, loạn thị nếu không được ngăn ngừa và điều trị sớm có thể dẫn tới một số biến chứng như nhược thị, lé hoặc mù lòa.

Khái niệm về cận thị, loạn thị

Tật cân thị ở trẻ là một loại lỗi khúc xạ thường xuất hiện và tiến triển trong suốt thời kỳ trẻ phát triển. Cận thị ở trẻ em là tình trạng chỉ nhìn rõ vật ở gần, khi nhìn xa trên 5 mét thì mắt nhìn mờ, không thấy rõ số xe ô tô đang di chuyển lại gần, chữ cái trên bảng hoặc hình trên tivi. Nếu nghiêng hoặc quay đầu, hay nhíu mắt thì có thể nhìn rõ hơn. Tình trạng này dễ dàng được điều chỉnh bằng đeo kính cận. Tuy nhiên, khi độ cận tăng lên khoảng 01 đi ốp trong mỗi năm từ khi mắc bệnh đến khi trưởng thành, thì thị lực của trẻ sẽ rất tệ lúc trưởng thành và cần được kiểm tra thị lực mắt định kỳ hàng năm, để thay kính cận cho phù hợp.

Loạn thị cũng là một tật khúc xạ, nhìn gần hoặc nhìn xa cũng đều thấy mờ. Có nhiều loại loạn thị và ở trẻ thường đi kèm với cận thị như loạn cận đơn thuần, loạn cận kép, loạn viễn đơn thuần, loạn viễn kép, loạn thị hỗn hợp. Tùy thuộc vào loại loạn thị và mức độ loạn thị mà gây ảnh hưởng khác nhau đến chức năng thị giác. Tất cả các loại loạn thị thường có triệu chứng nhìn mờ, mỏi mắt, nhức mắt, nhìn hình bị biến dạng, nhòe hình….

(Hình ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây cận thị, loạn thị ở trẻ.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới cận thị, trong đó, những nguyên nhân rất thường gặp là:

– Mắt phải làm việc (như đọc sách, chơi điện tử, làm việc trên máy tính, xem tivi,…) liên tục trong khoảng thời gian dài, khoảng cách nhìn gần, điều kiện thiếu ánh sáng.

– Do yếu tố di truyền, do một số đặc điểm cấu trúc nhãn cầu hoặc khác biệt về trao đổi chất trong cơ thể.

Trẻ cận thị không phải ở do bẩm sinh, thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 7-16 trong quá trình phát triển của nhãn cầu mắt. Trong giải phẫu học về mắt, 1 phần cận thị liên quan tới yếu tố di truyền , đồng thời cận thị cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân gây hại như stress, mắt làm việc quá mức, do mắc bệnh về mắt nói chung, do môi trường ô nhiễm nặng và nhiều nguyên nhân khác.

Phòng và ngăn ngừa cận thị, loạn thị ở trẻ

Các chuyên gia về mắt khuyên rằng, trẻ cần được kiểm tra thị lực hàng năm tai các cơ sở uy tín. Nếu trẻ đã bị cận thị, loạn thi thì phải điều chỉnh lại kính khi thị lực bị thay đổi. Nếu phát hiện thấy các biểu hiện lạ ở mắt như lác, trẻ thường nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, nhức mắt, dụi mắt, nhìn mờ, kết quả học tập giảm sút, cần hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tiến triển bệnh thật tích cực. Khi đó, cần cho đeo kính phù hợp và tái khám định kỳ để theo dõi và xử lý biến chứng.

(Hình ảnh minh họa)

Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ dưới đây sẽ góp phần phòng ngừa và ngăn chặn bệnh, đó là:

– Cho trẻ ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng, mắt cách mặt chữ khoảng 30cm; phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn học để phía đối diện với tay cầm bút;

– Bố trí thời gian học và vui chơi ngoài trời hợp lý; không đọc sách, xem ti-vi, chơi vi tính quá 2 giờ liên tục; không đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng.

– Chế độ ăn uống điều độ, giàu các chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng khả năng nhìn của mắt sẽ giúp đảm bảo thị lực cho trẻ. Các dưỡng chất này bao gồm DHA, EPA (có nhiều trong các loại cá biển như cá hồi,…), Cao Bilberry (chiết xuất từ cây Việt quất). Hiện nay, đã có một số loại thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất này với liều lượng phù hợp, giúp các bậc phụ huynh bảo vệ mắt mỗi ngày cho con mình một cách đơn giản nhất.


Nguồn : Internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *