CẬN THỊ: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

CẬN THỊ: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

HIỂU VỀ CẬN THỊ

Nếu bạn phát hiện thị lực bị mờ khi cố gắn tập trung nhìn vật ở xa, có thể là bạn bị cận thị

Tật cận thị là một thuật ngữ y khoa dùng để diễn thị tình trạng cận thị của mắt. Những người bị cận thị thường nhìn thấy vật hoặc người ở khoảng cách xa bị mờ, nhưng ngay khi họ lại gần thì sẽ thấy rõ hơn. Điều này do khi ánh sáng đi vào một đôi mắt bị cận thị, tia sáng bị bẻ gãy làm cho vật ở xa trông mờ.

Normal eye versus myopic eye

Ở mắt cận thị, nhãn cầu bị dài ra hoặc kéo dãn ra, tạo nên một khoảng cách xa hơn giữa giác mạc và võng mạc (phần ”trước” và ”sau” của mắt) và làm cho giác mạc bị biến dạng. Điều này gây ra thị lực mờ khi nhìn vật ở quá xa

TRIỆU CHỨNG CỦA CẬN THỊ LÀ GÌ?

Cận thị thường bắt đầu biểu hiện ở thời thơ ấu, với độ khúc xạ ổn định trước khi đến thời kì đầu của trưởng thành, mặc dù vài triệu chứng có thể xuất hiện sau. Những triệu chứng thông thường của cận thị bao gồm:

  • Lác/lé
  • Nhức đầu
  • Nhìn gần thì rõ nhưng nhìn xa thì mờ

Cận thị có thể di truyền và có thể được chuẩn đoán khi khám mắt. Những nguyên nhân bên ngoài đã được ghi nhận như xem nhiều TV, mặc dù di truyền gen là yếu tố chính góp phần vào. Nếu có thêm một bệnh nào như glaucoma (cườm nước) trong gia đình, các thành viên được khuyên đi khám mắt mỗi hai hoặc ba năm cho đến khi 40 tuổi.

CẬN THỊ CAO LÀ GÌ?

Mức độ hay sự nghiêm trọng của cận thị thường được đo ra độ âm bởi các kĩ thuật viên khúc xạ. Ví dụ, cận thị nhẹ thường từ -0.25 độ đến -3.00 độ (D).

Cận thị cao thường được chuẩn đoán khi có độ cận cao hơn -6.00 độ. Những người cận thị cao thường có nguy cơ bị các biến chứng khác liên quan đến bệnh mắt, như đục thủy tinh thể, glaucoma hay bong võng mạc.

Độ là gì? Độ là đơn vị đo được dùng để miêu tả cấp độ của cận thị. Nếu bạn đeo kính thuốc, nếu là độ âm nghĩa là bạn cận thị còn độ dương nghĩa là bạn viễn thị.

CÓ CÁCH CHỮA TRỊ CẬN THỊ KHÔNG?

Không có một cách tuyệt đối nào để vĩnh viễn kết thúc việc bị cận thị. Tuy nhiên, kính thuốc, kính áp tròng có độ và phẫu thuật khúc xạ là những phương pháp hiệu quả để cải thiện thị lực. Kiểm tra mắt thường xuyên với chuyên gia khúc xạ sẽ giúp kiểm soát các trường hợp cận thị và bảo đảm sức khỏe mắt tốt.

Có mối liên kết giữa việc dành nhiều thời gian ngoài trời, đặc biệt là ngoài nắng, và tác động khả quan lên thị lực. Cha mẹ cũng được khuyên nên giới hạn thời gian con cái ngồi trước mắt tính hoặc các thiết bị điện tử như di động, máy tính bảng vì sử dụng quá nhiều có thể làm mắt mệt mỏi.

SỐNG CHUNG VỚI CẬN THỊ

Bị cận thị có thể làm khó bạn trong việc sinh hoạt một cách hiệu quả vì thị lực kém. Cận thị cũng gây khó chịu cho nhiều người khi họ mắc phải chứng mỏi mắc và nhức đầu như một tác dụng phụ trực tiếp của cận thị.

Các thông thường và hiệu quả để kiểm soát tình trạng này ở trẻ là sử dụng tròng kính thuốc như Myopilux. Nó điều chỉnh thị lực xa và giảm mệt mỏi cho thị lực gần, điều này khác biệt so với các loại đơn tròng thông thường chỉ chỉnh thị nhưng không giúp làm giảm mỏi mắt. Myopilux cho bạn tận hưởng thị lực hoàn hảo và thoải mái, đồng thời bảo đảm tình trạng cận thị không tệ hơn.

TUỔI VÀ TẬT CẬN THỊ: TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN

Cận thị thường biểu hiện trong khoảng từ 8 đến 12 tuổi. Các than phiền về nhức đầu, khó tập trung và khó nhìn chữ trên bảng trong lớp học là các triệu chứng của cận thị ở trẻ em. Nếu được phát hiện khi còn sơ sinh, cha mẹ nên tìm các dấu hiệu như lác/lé và dụi mắt.

Cha mẹ nên cho con đi kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện cận thị. Điều trị cận thị sớm ở trẻ có thể kiểm soát được tình trạng này ở giai đoạn sớm và không làm thị lực tệ thêm. Vì vậy, bạn nên cho con bạn đi khám mắt thường xuyên:

  • Kiểm tra lần đầu nên được thực hiện và năm đầu của trẻ.
  • Kiểm tra lần tiếp theo khi trẻ 3 tuổi rưỡi.
  • Kiểm tra lần 3 khi trẻ 5 tuổi.

Sau năm tuổi, kiểm tra sức khỏe thường xuyện và khám sàng lọc mỗi năm để có thể dễ dàng phát hiện cận thị sớm.

Cận thị ở trẻ em có thể tăng cao nhanh khi cơ thể và mắt phát triển. Sự trưởng thành của mắt có thể kéo dãn khoảng cách giác mạc và võng mạc nhanh hơn. Tuy nhiên, trẻ bị cận thị thường có thị lực ổn định vào độ tuổi teen.

Ở người lớn, sự suy giảm thị lực cũng có thể có những nguyên nhân tiềm ẩn như tiểu đường hoặc đục thủy tinh thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *