Mộng mắt : những điều cần biết và hướng điều trị

Mộng mắt là bệnh phổ biến, thường gặp ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những yếu tố môi trường liên quan đến nguyên nhân cơ chế bệnh sinh như gió, bụi, ánh nắng mặt trời. Tỷ lệ bệnh có thể khác nhau do vị trí địa lý, Talbot xác nhận năm 1948, vùng quanh xích đạo khoảng 37 độ có tỷ lệ mộng mắt cao hơn. Nhìn chung, tỷ lệ mộng từ 0,3% đến 29%. Mộng mắt là bệnh lành tính, tiến triển chậm. Mộng mắt phát triển, làm ảnh hưởng đến thị lực và gây nên loạn thị. Mộng mắt có thể gây kích thích đỏ mắt, chảy nư­ớc mắt, mất thẩm mỹ. Nếu không được điều trị có thể gây ra những biến chứng như viêm loét giác mạc, dính mi cầu và có thể dẫn đến mù loà.

Việt nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bờ biển trải dài dọc theo đất n­ước, với thời gian nắng gần như quanh năm, nền kinh tế nông nghiệp nên tỷ lệ mộng mắt cao. Tỷ lệ mắc mộng một mắt từ 5,2% đến 19,56%, tỷ lệ mộng thịt hai mắt là 7,99% (điều tra năm 2005).

mong mat

CÁC YẾU TỐ BỆNH SINH CỦA MỘNG MẮT

  1. Tia cực tím

Đây là yếu tố nguy cơ chính, thuộc môi trường gây nên bệnh mộng mắt đã được nhiều tác giả công bố. Mộng cũng thuộc nhóm bệnh có liên quan tới ánh sáng mặt trời, giống như bệnh đục thủy tinh thể. Một số nghiên cứu tỷ lệ mộng mắt trên một số nhóm người có thời gian tiếp xúc với ánh sáng mắt trời, các yếu tố kích thích bụi, khói, ánh sáng như người làm nghề công nhân trong các xưởng cưa, kho hàng, ngoài trời, hoặc ngư dân, thợ lặn cho thấy tỷ lệ mắc mộng mắt cao.

  1. Yếu tố gen

Nghiên cứu số liệu tại bệnh viện, thấy bệnh mộng mắt có tính chất gia đình, có thể là có di truyền lặn. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu này quá nhỏ vì vậy yếu tố cùng môi trường sống, dưới tác động của tia cực tím và vai trò của gen p53 gây nên mộng mắt.

  1. Các yếu tố nguy cơ khác

Các biểu hiện viêm kết mạc mãn tính do nhiều nguyên nhân có thể làm cho mộng mắt xuất hiện và phát triển. Bụi, độ ẩm thấp, các vi chấn thương cho bề mặt nhãn cầu như khói, cát cũng là các yếu tố nguy cơ cao được chứng minh.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ MỘNG MẮT

Để phòng bệnh và hạn chế sự phát triển mộng mắt nên sử dụng kính mát khi đi ngoài trời, tránh gió bụi, ánh nắng vào mắt. Hàng ngày nên sử dụng nước muối sinh lí hoặc nước mắt nhân tạo để rửa mắt và dinh dưỡng mắt.

Khi mộng phát triển xâm lấn lên bề mặt lòng đen của mắt, để bảo toàn thị lực cho mắt, phòng tránh các biến chứng nặng nề gây mất thị lực, người bệnh cần đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được phẫu thuật loại bỏ mộng mắt.

 

Nguồn: sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *